A. Kinh nghiệm làm nhân bánh nướng Trung thu

1. Nhân thập cẩm:

Đối với nhân thập cẩm Trung thu, nó bao gồm rất nhiều nguyên liệu khác nhau. Vì vậy các bạn nên tự chọn cho mình những nguyên liệu chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cửa hàng bán đồ làm bánh. Bạn cũng có thể tự tay làm tất cả nguyên liệu trên tại nhà như mỡ đường, chà bông, lạp xưởng, trứng muối, nhân có sẵn…Hoặc bạn có thểm tham khảo các nhân bánh Trung thu tại Duculaba.com nhé!

Để làm nhân thập cẩm Trung thu ngon và mang hương vị cổ truyền đúng nghĩa, bạn cần lưu ý những điều sau nhé:

– Rang qua các loại hạt như hạt dưa, hạt bí chà xanh, hạt điều, vừng,… trong 3 – 5 phút để có độ vàng thơm nhé!

– Đập vụn qua các loại hạt trước khi trộn nhân.

– Để nhân không bị khô, hãy trộn thêm nước sốt trộn nhân (với công thức độc quyền tại Duculaba).

– Nếu nhân thập cẩm quá rời, khó nặn và viên thành hình tròn, hãy trộn thêm bột nếp bánh dẻo vào đến khi viên được nhé.

– Nhân thập cẩm Trung thu đã có đủ vị ngọt nhờ hạt sen, mứt bí rồi nên bạn không cần phải cho thêm đường nữa đâu.

Nhưng làm sao để mua đủ các nguyên liệu nhân thập cẩm với tỉ lệ chuẩn, khi làm bánh sẽ không thừa, không thiếu? Combo nguyên liệu nhân thập cẩm sẽ giúp bạn điều này, với tỉ lệ có sẵn, đầy đủ các loại nguyên liệu giúp bạn không mất công tìm kiếm, mua sắm nhiều, tiết kiệm thời gian và công sức để làm bánh nướng Trung thu vừa nhanh lại vừa ngon.

>> Xem thêm: Cùng làm bánh trung thu truyền thống với bột mì baker choice số 11

2. Nhân nhuyễn:

Kinh nghiệm làm bánh nướng Trung thu cho thấy, đối với các loại nhân nhuyễn Trung thu, bạn nên lựa chọn những nguyên liệu thật sạch và chất lượng để nhân không những ngon mà còn được bảo quản lâu hơn nhé! Và kinh nghiệm để bạn làm ra nhân nhuyễn mềm dẻo, không khô, không tách dầu, không quá ngọt đó là:

– Xay thật nhuyễn các nguyên liệu với nước, rây qua 1 lần trước khi sên để nhân được mịn.

– Đong đúng tỉ lệ đường trong công thức để nhân có độ ngọt vừa đủ.

– Cho dầu ăn vào sớm từ lúc nhân còn lỏng để tránh hiện tượng chảy ngược dầu.

– Sên nhân trên lửa nhỏ vừa phải, không mở lửa quá lớn sẽ khiến dầu bị chảy, thời gian đủ để sên nhân hoàn hảo là từ 1,5 – 2 tiếng.

Nhưng với những người bận rộn, không có thời gian dành 1 – 2 tiếng để sên nhân Trung thu thì phải làm sao đây nhỉ? Liệu có sản phẩm nhân nhuyễn sên sẵn nào để bạn an tâm sử dụng làm bánh Trung thu, lại có đủ hương vị đáp ứng nhu cầu của mọi người không? Câu trả lời là có, Phú Thương, Farina, Mauri là những thương hiệu hàng đầu và rất uy tín về cung cấp nhân nhuyễn sên sẵn với đủ các hương vị từ truyền thống đến hiện đại, cho bạn tha hồ lựa chọn đấy nhé!

 

>> Tham khảo: Các nguyên liệu làm bánh phổ biến

B. Kinh nghiệm làm vỏ bánh nướng Trung thu

Hiện nay có rất nhiều công thức hướng dẫn làm bánh nướng Trung Thu khác nhau hoặc bạn có thể tự gia giảm nguyên liệu để có được chất lượng vỏ bánh Trung thu như ý muốn. Kinh nghiệm chung để làm ra vỏ bánh nướng Trung thu truyền thống đó là:

– Lượng dầu ăn cho vào nên bằng 1/4 lượng nước đường để bánh không bị bóng dầu.

– Công thức để vỏ bánh nướng Trung thu mềm là cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà hoặc baking soda.

– Baking soda có thể cho hoặc không cần thiết, khi cho thêm vào không nên cho quá nhiều, lượng vừa đủ là khoảng 1 nhúm nhỏ, nếu không bánh sẽ bị nở quá mức và nứt vỏ.

– Nước đường làm bánh nướng phải có độ đậm sánh như mật ong, màu nâu cánh gián thì khi nướng bánh chín mới có màu vàng nâu đẹp.

– Không nhào bột quá lâu trong môi trường điều hòa, nếu không bột sẽ bị khô. Khi nhào, để tránh dính tay, hãy đeo găng tay nilong nhé!

Để làm vỏ bánh nướng Trung thu chuẩn đẹp, bạn cần có công thức tỉ lệ chuẩn và các bước làm hướng dẫn đúng cách. Việc có trong tay một Combo nguyên liệu Vỏ bánh nướng sẽ luôn tiết kiệm được chi phí hơn so với mua lẻ từng loại nguyên liệu có trọng lượng tương đương ở bên ngoài. Combo với đầy đủ công thức và hướng dẫn cách làm chi tiết đi kèm giúp người mới bắt đầu làm bánh Trung thu cũng có thể làm thành công!

C. Khắc phục các lỗi khi làm bánh nướng Trung thu

1. Nước đường đọng hạt li ti

Bánh nướng Trung Thu không thể thiếu được nước đường bánh Trung thu, nó quyết định bánh của bạn có ngon và đẹp mắt hay không. Công đoạn này khiến nhiều bạn gặp phải vấn đề là nước đường bị đọng hạt li ti. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khi nấu, bạn đã dùng thìa hoặc đũa khuấy quá nhiều.

Để khắc phục lỗi này, khi đang nấu nước đường bánh nướng thì không được dùng bất cứ thứ gì để khuấy nước đường trong thời gian đang nấu. Nếu bạn cần có thể liên hệ Ducubala để tham khảo, tư vấn lựa chọn nước đường  bánh Trung thu nhé!

2. Bánh nướng bị khô và cứng

Khi làm bánh nướng Trung thu, chắc hẳn ai cũng đã từng gặp phải trường hợp bánh của mình bị khô và cứng, thậm chí là nứt mặt mặc dù đã phết hỗn hợp lên mặt bánh. Vậy nguyên nhân là gì và cách khắc phục nó như thế nào:

– Nguyên nhân bánh nướng bị khô là do nướng bánh quá kỹ hoặc nướng bánh ở nhiệt độ lò quá cao.

– Nguyên nhân thứ hai là do phần nhân và phần bánh ít dầu hoặc dầu chưa kịp ngấm được vào phần nhân. Còn nếu chỉ có phần vỏ bánh bị cứng thôi thì bạn phải xem lại xem có phải do phần nước đường quá đặc hay không.

Để khắc phục lỗi này, bạn nên để nhiệt độ lò phù hợp với kích thước cũng như trọng lượng của mỗi chiếc bánh. Lò nướng khác nhau thì nhiệt độ nướng cũng khác nhau. Bánh bị khô là do bạn nướng bánh quá kỹ hoặc nướng bánh ở nhiệt độ quá cao. Bạn nên để nhiệt độ nướng bánh khác nhau tùy theo kích thước, trọng lượng của mỗi chiếc bánh, tỷ lệ vỏ bánh với nhân bánh nhé (tỉ lệ vỏ bánh với nhân bánh là 1:2).

3. Bánh nướng bị ướt

Bánh Trung Thu khi nướng xong phải đạt là hơi cứng như bánh quy, để từ 2 – 3 tuần lớp dầu của nhân ngấm vào phần vỏ sẽ khiến vỏ bánh mềm và ngon. Còn nếu khi nướng bánh xong, lấy ra bánh có vỏ ngon, vừa ăn thì bạn chỉ để 2 – 3 ngày là bánh sẽ bị ướt ở vỏ, chưa đạt.

Bên cạnh đó, cũng có một nguyên nhân khác nữa là dùng nước đường bị đọng hạt li ti để làm bánh sẽ khiến bánh bị ướt. Bởi vậy chúng ta mới thấy nước đường có tầm ảnh hưởng như thế nào đối với bánh Trung Thu. Trong quá trình nướng bánh, chúng ta thường xịt thêm nước vào các lần nướng, nếu bạn xịt nhiều nước quá cũng khiến bánh bị ướt đấy nhé.

Để khắc phục tình trạng này, chỉ cần chú ý các công đoạn nướng đúng độ cứng của bánh, nước đường nếu bị đọng hạt li ti thì không nên dùng nữa. Cuối cùng là chú ý việc xịt nước trong quá trình nướng bánh Trung Thu là chỉ xịt cao tay cho bánh có độ ẩm và nguội bớt chứ không xịt ướt.

4. Bánh bị nứt khi nướng

Bánh Trung Thu bị nứt sau khi nướng là lỗi cơ bản và thường gặp nhất khiến các bạn không hài lòng vì nó làm mất đi tính thẩm mỹ của chiếc bánh. Nguyên nhân có thể là do bạn nhào bột quá khô hoặc chưa để bột có thời gian nghỉ để nở. Bên cạnh đó còn do quá trình phết lòng đỏ trứng gà, dầu ăn lên bánh quá nhiều hoặc phết trong khi vỏ bánh nướng chưa thực sự khô cũng làm bánh dễ bị nứt.

Để khắc phục điều này, bạn nên chú ý quá trình nhồi bột hơn, cân đong tỉ lệ bột mì chính xác để vỏ bánh không bị khô, ngoài ra cho bột có thời gian nghỉ để bột được nở đều. Hãy phết hỗn hợp trứng vừa đủ lên mặt bánh và phải chắc chắn là vỏ bánh đã khô, sử dụng chổi chuyên dụng để có thể quết một lớp mỏng vừa đủ, và chỉ quết khi thấy vỏ bánh đã se lại và không còn ướt.

5. Bánh nướng Trung thu lên màu không đẹp

Bánh nướng lên màu không đẹp là do quá trình nướng bánh chưa đạt, bánh vẫn còn non. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn là do nước đường mà bạn sử dụng khi làm bánh Trung Thu chưa đạt, nấu chưa chuẩn, màu chưa đẹp.

Thông thường, theo kinh nghiệm làm bánh nướng Trung thu, chúng ta phải nấu nước đường trước 1 – 2 tháng mới sử dụng làm bánh nướng Trung thu. Nước đường để càng lâu thì bánh lên màu càng đẹp. Ngoài ra bạn nên hòa thêm một chút màu thực vật hoặc bột tro tàu vào hỗn hợp quết lên mặt bánh khi nướng nhé!

Mùa Trung Thu sắp đến rồi, việc nắm rõ những lưu ý cũng như cách khắc phục trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm làm bánh nướng Trung thu bất bại đấy nhé!

0833007887